Mô tả
Hạt Dổi, cùng với hạt Mắc Khén là 1 trong 2 loại gia vị đặc trưng bậc nhất của ẩm thực Tây Bắc chúng tôi! Hạt Dổi có mùi thơm đặc trưng, nói thật là khó tả lắm. Sản phẩm được đóng gói hũ thủy tinh 100gram.
CHI TIẾT VỀ HẠT DỔI RỪNG CỦA TÂY BẮC
Cây Dổi là cây thân gỗ, thẳng đứng, ít cành và rất cao! Ở rừng có vài loại cây Dổi, có loại chỉ lấy gỗ làm nhà, hạt rất cứng và mùi hắc, thường gọi là Dổi Tẻ! Còn loại cây Dổi cho hạt thơm, bọn tôi hay gọi là Dổi Nếp, đây mới chính là Hạt Dổi Rừng mà nhiều người hay quen mồm gọi là Vàng Đen đấy.
PHÂN LOẠI HẠT DỔI
Các anh chị hãy nhớ, trên thị trường có bán đến 4 loại Hạt Dổi, tôi liệt kê đầy đủ để các anh chị hiểu rõ hơn, tránh nhầm lẫn khi lựa chọn & tìm mua.
- LOẠI 1: Hạt Dổi Rừng của những cây Dổi Rừng cổ thụ, già trên 30 năm, và đặc biệt quan trọng là hạt Dổi chín đỏ trên cây, chỉ khi nào rụng mới đi nhặt về phơi khô. Loại này rất hiếm, và nếu có thì cũng cực kì đắt! Hầu như không thể mua được ngoài chợ, bà con đi nhặt về chủ yếu là sử dụng trong gia đình khi có khách quý.
- LOẠI 2: Cũng là của cây Dổi Rừng, nhưng tuổi đời cây ít hơn, và khi khai thác thường được hái quả lẫn giữa quả chín, và quả chưa chín hẳn để lấy hạt mang phơi!
- LOẠI 3: Cây Dổi trồng, tuổi đời cây còn non. Hạt To & Đen hơn loại 1 và 2. Mùi rất hắc, chứa nhiều tinh dầu, nướng không nở căng. Loại này theo quan điểm của tôi, không nên sử dụng, vì nếu ai đã từng sử dụng loại 1 + 2, sẽ nhận ra ngay cái loại thứ 3 này mùi vị nó chả giống…Hạt Dổi tí nào cả.
- LOẠI 4: Đây không phải là HẠT DỔI, đa phần người thiếu kinh nghiệm sẽ bị nhầm lẫn khi mua! Hạt rất to, bóng, có hạt Đen, có hạt vàng cánh gián. Bổ đôi hạt ra bên trong ướt, nướng không nở, mùi rất khó chịu. Tôi đã lang thang khắp các chợ từ Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu rồi cả ở Hà Nội…và nhận ra loại này bán ở chợ nhiều nhất. Tất nhiên là 1 số người bán hàng ở các chợ này luôn mồm khẳng định đây là Hạt Dổi Rừng, buồn cười thật.