Dinh dưỡng của quả mít, ăn mít thế nào cho đúng cách?
Quả mít chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của bạn:
- Mít chứa hàm lượng lớn carbohydrates, đường fructose và sucrose, có công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Đồng, khoáng chất trong mít có tác dụng phòng bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.
- Mít chứa nhiều chất oxy hóa có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa các tế bào võng mạc.
- Chất xơ và nước có trong mít giúp điều trị táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Hàm lượng kali cao trong quả mít có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh về tim mạch cũng như điều hòa huyết áp.
- Mít còn rất giàu vitamin như vitamin A bổ mắt, giúp cải thiện thị lực; vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch hay các loại vitamin khác như vitamin E, K, B6 và nhiều khoáng chất như sắt, mangan, magiê giúp phòng ngừa và chữa trị bệnh thiếu máu.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít sẽ không gây nóng cho cơ thể. Mít rất giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời có thể ăn trực tiếp không cần phải chế biến nên được đây xem là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người.
Tuy nhiên, những người bị mẫn cảm về da, thường hay nổi mụn nhọt, rôm sảy hoặc bị chắp lẹo mắt thì không nên ăn mít nhiều. Đối với những người này, ăn nhiều mít sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, gây ra các vấn đề như mụn nhọt, chốc lở.
Mít là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Không nên ăn mít lúc đói vì điều này khiến lượng đường trong máu bất ngờ tăng cao, gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Do đó, thời điểm thích hợp để ăn mít là sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 tiếng.
- Không nên ăn mít vào buổi chiều tối vì mít chứa hàm lượng chất xơ cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Khi ăn mít, bạn nên nhai kỹ và ăn kèm với những loại hoa quả chín khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.